Tìm kiếm tin tức
Tìm đường đi
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
Bệnh Liên cầu lợn
Ngày cập nhật 23/06/2020

Trong năm 2016, tại Việt Nam ghi nhận 90 ca mắc liên cầu lợn, trong đó có 7 trường hợp tử vong. Riêng tại huyện Phú Lộc trong 6 tháng đầu năm đã xảy ra 2 trường hợp mắc Liên cầu lợn tại 2 xã Vinh Giang và Lộc Điền

Bệnh liên cầu lợn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn. Người mắc bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh thông qua các vết trầy xước trên da của người giết mổ lợn hoặc do ăn phải thức ăn có chứa vi khuẩn liên cầu lợn như ăn thịt lợn bị bệnh mà nấu chưa chín, đặc biệt là ăn tiết canh, nem chua… hoặc do môi trường không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn. Người mắc bệnh thường có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa và có thể dẫn đến tử vong, tỷ lệ chết có thể lên tới 7%.

 

 

Phương thức lây truyền

        - Streptococcus suis có thể lây truyền qua người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín. Hiện nay, chưa có bằng chứng bệnh liên cầu khuẩn có thể lây trực tiếp từ người sang người.

        - Lợn mang vi khuẩn là nguồn lây nhiễm chính. Bệnh có thể truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm khuẩn.

        - Phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi có thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp. Các động vật khác có khả năng truyền bệnh bao gồm ruồi, gián, chuột. 

Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh, do đó cần tăng cường truyền thông đến người dân những biện pháp phòng ngừa bệnh chủ động như sau:

+ Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y. 

+ Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.  

+ Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng (Tổ chức Y tế Thế giới-WHO khuyến cáo trên 700 C). Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch.

        + Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

        +  Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc,chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

Biện pháp chống dịch Liên cầu lợn:

        Khi nhận thấy có dịch liên cầu khuẩn, xảy ra thì phải xử lý đúng như xử lý một ổ dịch truyền nhiễm: 

        + Tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp bị bệnh nghi nhiễm liên cầu lợn ở người, nên đưa ngay đến bệnh viện để tổ chức cứu chữa kịp thời. Đặc biệt chú ý giám sát những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn.

      + Nghiêm cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn. Không giết mổ,vận chuyển lợn bệnh, lợn chết phải tiêu huỷ đúng cách.

        + Lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu huỷ. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn. Để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại.   

 

Theo định hướng truyền thông tháng 8/2017 của TTTTGDSK tỉnh Thừa Thiên Huế

Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 738.218
Truy cập hiện tại 79
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏePhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hành