II. CÁC DỊCH BỆNH NỔI BẬT
1. Sốt xuất huyết
Tại huyện Phú Lộc, tính từ đầu năm đến nay huyện Phú Lộc đã ghi nhận 18 ca sốt xuất huyết, không có trường hợp tử vong. Trong tuần 22 tình hình dịch bệnh tương đối ổn định, chưa ghi ca mắc mới. Hiện tại, tất cả các ca bệnh đã qua 14 ngày.
Bảng 1. Biểu đồ Sốt xuất huyết huyện Phú Lộc qua các tuần năm 2024
Nhận xét: Biểu đồ diễn biến dịch bệnh Sốt xuất huyết qua các tuần trong 2024 đang có xu hướng giảm từ tuần 16 trở về nay. So với cùng kỳ năm 2023, các ca mắc SXH trong năm 2024 xuất hiện sớm hơn và gia tăng đến tuần 16.
Bảng 2. Tình hình Sốt xuất huyết tại các xã, huyện Phú Lộc tuần 21 và 22 năm 2024
TT
|
Đơn vị
|
2023
|
2024
|
Tăng/ giảm
so với tuần 21/2024
|
Tuần 21
|
Tuần 22
|
Tuần 21
|
Tuần 22
|
1
|
Thị trấn Lăng Cô
|
0
|
0
|
0
|
0
|
-
|
2
|
Thị trấn Phú Lộc
|
0
|
0
|
0
|
0
|
-
|
3
|
Xã Giang Hải
|
0
|
0
|
0
|
0
|
-
|
4
|
Xã Lộc An
|
0
|
0
|
0
|
0
|
-
|
5
|
Xã Lộc Bình
|
0
|
0
|
0
|
0
|
-
|
6
|
Xã Lộc Bổn
|
0
|
0
|
0
|
0
|
-
|
7
|
Xã Lộc Điền
|
0
|
0
|
0
|
0
|
-
|
8
|
Xã Lộc Hòa
|
0
|
0
|
0
|
0
|
-
|
9
|
Xã Lộc Sơn
|
1
|
0
|
0
|
0
|
-
|
10
|
Xã Lộc Thủy
|
0
|
0
|
0
|
0
|
-
|
11
|
Xã Lộc Tiến
|
0
|
0
|
0
|
0
|
-
|
12
|
Xã Lộc Trì
|
0
|
0
|
0
|
0
|
-
|
13
|
Xã Lộc Vĩnh
|
0
|
0
|
0
|
0
|
-
|
14
|
Xã Vinh Hiền
|
0
|
0
|
0
|
0
|
-
|
15
|
Xã Vinh Hưng
|
0
|
0
|
1
|
0
|
|
16
|
Xã Vinh Mỹ
|
0
|
0
|
0
|
0
|
-
|
17
|
Xã Xuân Lộc
|
0
|
0
|
0
|
0
|
-
|
Tổng cộng
|
1
|
0
|
1
|
0
|
|
Nhận xét: So với tuần 21 của năm 2024, tuần này số ca bệnh đã giảm xuống 1 ca. So với năm 2023, trong 2 tuần vừa qua số ca bệnh măc SXH tương đương nhau.
Bảng 3. Biểu đồ Sốt xuất huyết huyện Phú Lộc qua các năm 2022, 2023, 2024
Nhận xét: Biểu đồ diễn biến dịch bệnh Sốt xuất huyết qua các tháng 2024 đang có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2022 và 2023.
2. Tay chân miệng
Tính từ đầu năm đến nay huyện Phú Lộc đã ghi nhận 02 trường hợp mắc bệnh và các ca bệnh này đều là ca lâm sàng, không có trường hợp tử vong. Trong tuần 22, chưa ghi nhận ca mắc mới.
Bảng 4. Biểu đồ Tay chân miệng huyện Phú Lộc các tháng của năm 2022, 2023, 2024
Nhận xét: Biểu đồ tình hình Tay chân miệng qua từ đầu năm đến tháng 5 năm 2024 đang có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023 nhưng thấp hơn 2022, các ca mắc SXH trong năm 2024 xuất hiện sớm hơn so với năm 2022.
3. Các bệnh dịch khác
Trong tuần 22, ghi nhận 02 ca mắc thủy đậu tại xã Lộc Thủy. Khoa KSBT và YTCC đã thông báo và tiến hành xử lý các ca bệnh theo đúng quy trình, hiện tại chưa ghi nhận ca tử vong nào do các dịch bệnh trên địa bàn huyện Phú Lộc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ TRIỂN KHAI TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1, Công tác xử lý dịch:
-
Đã tiến hành điều tra, xử lý hóa chất Cloramin B cho 2 ca thủy đậu ở tại Thôn Thủy yên, xã Lộc Thủy. Kết quả: có 26 hộ và 01 trường học được xử lý hóa chất đúng quy định.
-
Trong tuần, đã tiến hành điều tra giám sát côn trùng ngẫu nhiên tại các xã có nguy cơ cao là Lộc Sơn và Lộc Tiến. Kết quả: Các chỉ số côn trùng đều trong giới hạn ( Lộc Sơn: BI: 13; Lộc Tiến: 10).
-
-
Tuần 22, đã tổ chức giao ban Cộng tác viên 2 xã Lộc Trì và Lộc Điền nhằm đánh giá hoạt động và nâng cao kiến thức về các biện pháp phòng chống Sốt xuất huyết cho cộng tác viên.
-
Tổ chức lấy lam máu điều tra, giám sát bệnh sốt rét trong công đồng cho người dân 2 xã Lộc An và Lộc Điền.
-
Tham gia xử lý hóa chất diệt khuẩn cho diễn tập Ứng phó sự cố tràn dầu cấp khu vực tại tỉnh Thừa Thiên Huế tại Xã Lộc Vĩnh diễn ra từ ngày 02/06/2024 đến ngày 12/06/2024.
-
-
IV. KHUYẾN CÁO CỘNG ĐỒNG
1, Bệnh Sốt xuất huyết
Trong thời gian đến, tại huyện xuất hiện nhiều mưa, vì vậy dễ phat sinh nhiều dịch bệnh trong đó nguy cơ xảy ra bệnh dịch SXH vì vậy người dân cần thực hiện các pháp phòng chống sốt xuất huyết như:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
- Vận động người dân tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
- Các thông điệp khuyến cáo phòng chống Sốt xuất huyết:
2, Bệnh Tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Để chủ động phòng chống, Sở y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
- Một số thông điệp khuyến cáo phòng chống Tay chân miệng:
3, Bệnh Thủy đậu
Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau:
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
- Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.
*Nguồn dữ liệu: Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, Phần mềm GSBTN (phần mềm Thông tư 54), giám sát tại bệnh viện huyện Phú Lộc.